DrNguyenViet.com >
News
>
Discoveries
Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa [8/23/2011]
Trống đồng Cổ Loa – Minh văn và một cách hiểu mới
Nguyễn Việt
(Tamnhin.net) - Năm 1982, trong khi làm vườn, một nông dân đã phát hiện trên cánh đồng Mả Tre (Cổ Loa) một chiếc trống đồng Đông Sơn trong tư thế nằm ngửa. Bên trong chật ních các đồ đồng khác với số lượng chủ yếu là lưỡi một loại vũ khí chém bổ có hình như những lưỡi cày hình cánh sen.
Đây là một trống đồng thuộc loại quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, bởi vì nó có kích thước lớn và hoa văn trang trí trên mặt, trên thân cầu kỳ cùng kiểu như trống đồng Ngọc Lũ.
Điều mà tôi muốn được giới thiệu trong bài này là những dòng minh văn (chữ khắc) hiếm hoi tìm thấy ở mặt trong vành chân đế của chiếc trống này.
Ngay sau khi phát hiện, năm 1982, một hội thảo khoa học lớn đã được Sở Văn hóa Hà Nội tổ chức nhằm đánh giá và tôn vinh hiện vật này cũng như giá trị của tòa thành Cổ Loa lịch sử. Tại Hội thảo đó, dòng minh văn đã được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, phải đến hơn 10 năm sau mới có những cố gắng lý giải đầu tiên về minh văn đó. Thoạt đầu là cố gắng của học giả Nguyễn Duy Hinh phối hợp với một nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (Nguyễn Duy Hinh, 1995). Sau đó là công bố của Trịnh Sinh (2006) cũng như của chính tác giả bài viết này (2007).
Tựu chung lại các ý kiến đều khá thống nhất ở nhận định rằng minh văn ghi chép về trọng lượng và sức chứa của trống. Đáng chú ý nhất là nhận định của một số nhà khoa học (Diệp Đình Hoa, Trịnh Sinh và Nguyễn Việt) về hai chữ ở chính giữa dòng minh văn, được cho là chữ “Tây Vu” – tên bộ tộc lớn nhất sau trở thành tên một huyện lớn dưới thời Tây Hán. Tây Vu là cách ghi biến âm của Tây Âu, nhóm tộc người mà tương truyền Thục Phán làm thủ lĩnh đã liên kết với Lạc Việt - Văn Lang của các vua Hùng thành nhà nước Âu Lạc ở cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên. Việc phát hiện trống “Tây Vu” trong thành Cổ Loa của An Dương Vương Thục Phán chứa đầy vũ khí và đồ đồng Đông Sơn của những người Tây Âu – Lạc Việt cũng là rất logic.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một cách đọc khác về dòng minh văn đó, kết quả nghiên cứu công phu của một chuyên gia minh văn người Nhật tên là Ba Hyu (Mã Hỗ). Ông đã cùng PGS Trịnh Sinh trực tiếp tẩy rửa và in dập lại dòng minh văn từ bản gốc chiếc trống Cổ Loa. Trong một công bố bằng tiếng Nhật gần đây nhất trên tạp chí “Cổ đại văn hóa” (tháng 6-2011), ông đã đọc dòng minh văn này như sau :
“ VIỆT TẬP (tứ thập) BÁT CỔ, TRỌNG LƯỠNG CÁ
BÁCH BÁT THẬP NHẤT CÂN”
Dịch nghĩa : Chiếc trống đồng thứ 48 của Việt tộc,
nặng hai trăm tám mươi mốt cân.
Việc so sánh 281 cân ( một cân thời Tần Hán nặng 256,25gr) với trọng lượng thực 72kg của trống Cổ Loa là khá hợp lý. Và như vậy không có chữ “Tây Vu” mà thay vào đó là chữ “Lưỡng Cá” có tự dạng khá gần nhau. Tác giả đã có ít nhiều cơ sở minh văn đương thời để ghi nhận cách đọc 281 cân là “lưỡng cá bách bát thập nhất cân”. Tuy nhiên, điều bất ngờ là Ba Hyu đã đọc chữ đầu tiên là chữ Việt và chữ thứ tư là chữ “Cổ” – tức trống đồng.
Quả thực trong cách đọc trước đây của Trịnh Sinh cũng như của chính tác giả bài viết này cũng còn chưa hợp lý ở đơn vị đo lường. Việc giải được cấu trúc “Lưỡng cá bách bát thập nhất cân” bằng 281 cân tương đương 72kg chứ không phải là “Lưỡng thiên bách bát thập nhất cân” (2181 cân) theo tôi có thể chấp nhận được. Tuy vậy, chữ đầu tiên đọc là chữ Việt thì chưa hẳn đã thuyết phục. Theo một số minh văn trên đồ đồng ở Quảng Tây có ghi rất rõ chữ Tây Vu với chữ “Vu” có nét sổ thường lượn cong sang bên trái, thì nửa dưới của chữ “Việt” nói trên phải đọc là “Vu” và phần còn lại hơi giống chữ “Điền” có thể là chữ “Tây” biến dạng. Do đó, theo tôi có thể tách chữ đầu tiên thành hai chữ, không phải “Việt” mà là “Tây Vu”.
Nếu tạm chấp nhận cách đọc mới của Ba Hyu với sự chỉnh sửa của tôi ở chữ đầu tiên thì dòng minh văn trong chân trống Cổ Loa có thể đọc mới là :
TÂY VU TẬP (tứ thập) BÁT CỔ,
TRỌNG LƯỠNG CÁ BÁCH BÁT THẬP NHẤT CÂN
Dịch nghĩa : Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân.
Thư mục :
- Nguyễn Duy Hinh, 1995. Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa, trong Những phát hiện mới Khảo cổ học 1995. NXB KHXH, Hà Nội, tr. 157-158.
- Trịnh Sinh, 2006, Thử giải mã minh văn trên trống Cổ Loa (Hà Nội), trong Khảo cổ học, số 2-2006.
- Nguyễn Việt, 2007, Minh văn chữ Hán trên đồ đồng Đông Sơn, trong Khảo cổ học, số 5-2007.
- Ba Hjo, 2011, Giải nghĩa minh văn trên trống đồng Heger loại I đào được tại Cổ Loa, trong Văn hóa Cổ đại, kỳ 1 quyển 63, Kyoto, tháng 6-2011, tr. 120-124.
Minh họa :
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
- Minh văn trên trống Cổ Loa (Bản rập và phục dựng của Ba Hyu)
- Minh văn trên bình đồng năm 118 trong mộ Quảng Tây ghi rõ "Tây Vu Lý Văn Sơn" : do người Tây Vu là Lý Văn Sơn đúc
- Phóng đại chữ đầu tiên dòng minh văn trống Cổ Loa. Ba Hyu đọc là "Việt". Tác giả đọc là "Tây Vu"
- Phóng đại hai chữ "Tây Vu" khắc trên ấm đồng thế kỷ 1 trước Công nguyên.
OTHERS NEWS
[7/8/2014]
Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)
[7/8/2014]
Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông
[7/8/2014]
Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)
[5/13/2014]
Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)
[6/10/2013]
Tau dam
[2/13/2013]
Viet cho Xuan Quy Ty
[2/12/2013]
Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu
[7/2/2012]
Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)
[6/18/2012]
Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden
[6/17/2012]
Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"
[6/17/2012]
Mai An Tiem
[6/17/2012]
The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)
[6/17/2012]
Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)
[5/30/2012]
Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà
[4/17/2012]
Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)
[8/18/2011]
Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn
[5/26/2010]
Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao
[5/26/2010]
Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm
[1/11/2010]
Tượng đồng Trần Hưng Đạo
[1/11/2010]
Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn
[1/11/2010]
Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ
[3/15/2009]
Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace
[1/20/2009]
Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)
[1/7/2009]
Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)
[10/27/2008]
Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)
[10/1/2008]
Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)
|