Thursday, December 12, 2024

A ramie cloth fragment excavated from a Dongsonian dugout log coffin in Chau Can burial field (Ha Tay, Vietnam)

 

Studing in a bronze casting workshop in Lang Rong (Van Lam, Hung Yen)

 

During excavation 2004 in Du Sang rock-shelter ( Kim Boi, Hoa Binh)

 

The Pham Huy Thong Museum with it's laboratories in Yen Hung (Quang Ninh)

 

Vegetable remains excavated in 2100 years old Dong Xa burial field of the Dong Son culture (Kim Dong, Hung Yen, Vietnam)

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn [8/18/2011]

 

LẦN ĐẦU TIÊN PHÁT HIỆN DẤU TÍCH
LÚA NẾP NƯƠNG RÂU DÀI THỜI ĐÔNG SƠN

Nguyễn Việt

Lúa thời Đông Sơn và tiền Đông Sơn ở Việt Nam đã phát hiện được khá nhiều, cả gạo cháy lần vết in trấu. Một trong số đó đã được các nhà “lúa học” Nhật Bản xác định thuộc phụ loài Oriza Sativa Japonica (Làng Vạc, Nghệ An và An Sơn, Long An). Nghiên cứu dựa trên phương pháp phân loại hình dạng Tròn/Bầu/Dài do Watabe đề xuất, một số nhà nông học Việt Nam đã nhận thấy lúa dạng bầu (gần dạng lúa nếp) chiếm ưu thế trong thời Đông Sơn và Tiền Đông Sơn ở Việt Nam. Tuy nhiên chưa khi nào chúng ta phát hiện được dấu tích nguyên trạng một phần giạ lúa, gồm cả thân, cọng, hạt và râu như dấu tích để lại trong lòng một chiếc trống đồng Đông Sơn có thể đã phát hiện ở vùng núi miền Trung Việt Nam.


Ảnh : Trống đồng D-20 (toàn cảnh và chi tiết hoa văn mặt trống)

Đó là chiếc trống có ký hiệu D-20 thuộc sưu tập CQK hiện đang ở California (USA). Trống có đường kính mặt rộng 45,2cm, cao 32 cm. Trên mặt trống, ngoài hình mặt trời 10 cánh phồng búp ở chính giữa và các băng kỷ hà còn có hai băng trang trí đáng chú ý, đó là băng chim mỏ dài và băng hình người hóa trang với mức độ cách điệu cao. Thân và tang trống không trang trí gì. Điều đáng nói nhất là một vùng bên trong long trống, phần riềm chân đế in chi chít các hạt thóc còn nguyên cọng, râu, tăm tắp theo một chiều, như thể nguyên trạng một cum lúa được chôn theo người chết. Nhờ một điều kiện ẩm rỉ đặc biệt, các hạt thóc này không bị phân hủy mà được ô xit đồng giữ nguyên trạng cho đến cả những chiếc lông râu li ti trên vỏ trấu. Bước đầu có thể ghi nhận dấu in của trên 200 hạt thóc còn nguyên như vậy. Đây là một sưu tập lúa vô cùng quý hiếm đối với việc nghiên cứu các giống lúa cổ cũng như nền nông nghiệp lúa nương rãy ở các vùng thung lũng miền núi nước ta cách nay trên 2000 năm.

Ảnh : Vết in lúa trên trống đồng D-20

Nghiên cứu so sánh sơ bộ các vết in này chúng tôi nhận thấy chúng rất gần gũi với lúa nếp nương hiện nay được bảo lưu trong số những nhóm người Hmong trồng lúa ở tỉnh Sơn La. Đó là loại nếp hạt bầu có râu rất dài (trung bình 5-7cm), cọng dai, áo trấu dày, có khả năng bảo tồn tốt.


Ảnh : Lúa nếp nương râu dài của người Hmong vùng Sơn La (vụ mùa 2006), hiện lưu trữ tại kho MacroBotany thuộc Bảo tàng Phạm Huy Thông, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á

Đây là lần đầu tiên một sưu tập lúa cổ miền núi được bảo tồn nguyên trạng dưới dạng lớp gỉ đồng và keo đất gắn liền với một trống Đông Sơn cổ có tuổi trên dưới 2000 năm

TamnhinNet.vn

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[7/8/2014] Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[2/12/2013] Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu

[7/2/2012] Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Mai An Tiem

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[5/26/2010] Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[1/11/2010] Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.