Saturday, September 14, 2024

Studio via modern X-ray film to controle relationship between facial sorf tissues and facial bone (Project : Facial reconstruction for prehistoric human skulls)

 

PEG-treating in conservating a dongsonian dugout log coffin of 2300 years old

 

The Dongsonian ramie cloth weaving pattern in detail

 

A Bat Trang ceramic vase with special design of flutting scholar (Ceramic collection of Pham Huy Thong Museum)

 

A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014) [7/8/2014]

 

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DI SẢN BIỂN QUẢNG NINH

BƯỚC 1 - BÁO CÁO SƠ BỘ (1-10/6/2014)

 

 

Theo tinh thần cuộc họp trao đổi giữa UBND Tỉnh Quảng Ninh với Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á có sự tham gia của Hội đồng Di sản Quốc gia ngày 26-5-2014, Đoàn khảo sát Di sản Biển của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiến hành Bước 1 cuộc Điều tra Khảo sát Di sản Biển Quảng Ninh từ 1 đến 10 tháng 6 năm 2014. Theo kế hoạch Bước 1, cuộc điều tra Di sản Biển Quảng Ninh tập trung vào ba nội dung chính : A - Dùng thiết bị dò tìm sóng âm (Eco Sound) để quét bề mặt đáy hai luồng Kênh Đông và luồng ra vào của   thương cảng Vân Đồn thời cổ nhằm phát hiện và lặn kiểm chứng những điểm có dấu hiệu dị thường.  B-  Điều tra phát hiện thêm các hang động tiền sử và bến cảng cổ trong vùng biển Bái Tử Long. C- Điều tra xác minh các ngấn biển cổ trong vùng biển đảo bái Tử Long. Dưới đây trình bày những kết quả đầu tiên thu được.

 

1-      Thử rà quét bề mặt hai luồng Kênh Đông và luồng ra vào cảng Vân Đồn cổ :

 

1.1-            Phương tiện và nhân lực: Đoàn Công tác gồm 7 cán bộ chuyên ngành thuộc Ban Khảo cổ học Tàu thuyền của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á do TS Nguyễn Việt phụ trách. Trong Đoàn có hai chuyên gia khảo cổ học dưới nước Hàn Quốc. Tham gia Đoàn công tác về phía địa phương có các cán bộ Bảo tàng Tỉnh, Phòng Nghiệp vụ Ban Quản lý Di tích Hạ Long và Trung tâm Bảo tồn Di sản Bái Tử Long. Được sự phối hợp của Ban Quản lý di tích Vịnh Hạ Long, đoàn công tác được phép sử dụng thuyền tuần tra của Trung tâm Bảo tồn Bái Tử Long để đặt thiết bị rà quét và thiết bị lặn. Thiết bị rà quét dựa trên nguyên lý truyền sóng âm tần (eco sound), loại HDS12 có khả năng thu nhận tín hiệu trong khoảng 60 mét sâu và rộng ở hai bên mạn tàu.

 

1.2-            Hành trình :  Tuyến rà quét được xác định là hai luồng Đông Kênh cổ chạy song song với huyện đảo Vân Đồn hiện nay và tuyến từ Cống Đông qua lạch Mang (Quan Lạn) lên đến Vũng Quýt.

 

1.3-            Kết quả : Sau khoảng 50 giờ rà quét đã ghi nhận 23 điểm dị thường. Sau khi chọn loại, đã lặn kiểm tra 11 điểm, xác nhận một con tàu đắm ở điểm 085. Chi tiết tọa độ và cấu trúc từng điểm dị thường sẽ có phụ lục kèm theo.

 

 

Đoàn công tác đang thảo luận về các điểm dị thường trên luồng Đông Kênh

 

 

Sơ đồ những điểm dị thường đã phát hiện

 

 

 

 

 

 

Định vị và lặn kiểm tra con tàu đắm ở điểm 085

 

2-      Phát hiện hang động tiền sử và bến cảng cổ

 

2.1- Hang động tiền sử: Đặc trưng dễ nhận biết là các tầng trầm tích vỏ ốc suối nước ngọt, loài melania hình thành trước khi biển ngập (trước 7000 năm cách ngày nay). Tương tự hang Soi Nhụ. Đoàn đã phát hiện hai hang có dấu tích cư trú tiền sử : hang Bảy Ngừ và hang Đá Đen. Trầm tích ốc suối ở hang Bảy Ngừ đã bị phá mất nhiều, tuy nhiên các khối trầm tích rơi rớt ở vách bên trái cửa hang đi từ ngoài vào vẫn còn lại khá rõ rệt. Hang này chỉ cách mặt nước biển hiện tại chừng 3m và hiện đang được người dân dùng để chất các lồng nhựa. Khối trầm tích ốc nước ngọt ở hang Đá Đen còn lại nhiều hơn. Bề mặt cũ được một lớp nhũ bảo vệ nhưng phần dưới bị rơi rụng và nước cuốn trôi. Phân tích sơ bộ thành phần và kích thước nhuyễn thể có thể dự đoán niên đại Pleistocene (Cánh tân) cho trầm tích ốc ở hang Bảy Ngừ và Holocene sớm (Toàn tân) cho trầm tích ốc ở hang Đá Đen.

 

 

 

 

 

Hang Soi Nhụ : ảnh trên  – nhìn từ ngoài vào (trái) – nhìn từ trong hang ra (phải)

Ảnh dưới : Mảng trầm tích tiền sử 14.000 năm cách ngày nay

 

 

 

Hang Bảy Ngừ nhìn từ bên ngoài và từ bên trong.

 

 

 

Hang Đá Đen – Mảng trầm tích còn lại (trái) và toàn cảnh nhìn từ trong hang ra (phải)

 

2.2- Bến cảng cổ : Đặc trưng nhận biết cho bến cảng cổ là mật độ tập trung các mảnh sành, sứ ở một những vụng được che khuất và nhất là có nguồn nước ngọt. Bến cảng Đá Bạc và bến Chàng Ngọ đều có niên đại từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 16. Bộ đồ gốm cho thấy chúng rất giống với các bến cảng Bãi Cọc - Miếu Vua Bà (Yên Giang) và Miếu Ông ở nguồn Tam Trĩ (Ba Chẽ). Tuy nhiên, phân bố mảnh sành sứ ở Bái Tử Long cho thấy dạng cảng chợ nổi trên thuyền hơn là trên bờ như Ba Chẽ và Yên Giang.

 

 

 

 

  

Vụng Chàng Ngọ (hai ảnh trên) và Đá Bạc (hai ảnh dưới), nguồn nước ngọt dồi dào và mật độ mảnh

mảnh gốm cổ rất cao – Vết tích cảng chợ từ thế kỷ 10-15

 

 

Áng, vụng – nơi có thể trốn tránh hoặc sào huyệt cướp biển.

Hai ảnh trên – Vũng Ổ Lợn hay Vũng Pirat (Cướp biển): mặt phẳng nhân tạo, gốm mảnh và nguồn nước

 

3-      Xác minh các ngấn biển cổ

 

Để hiểu rõ diện tích bề mặt nước và độ sâu các vùng nước gắn với các sự kiện lịch sử chúng tôi đặc biệt chú ý sưu tầm và phân tích các ngấn biển cổ còn lưu lại trên các chân đảo đá vôi vịnh Bái Tử Long. Chúng tôi đã ghi nhận được 65 điểm có các ngấn biển cổ, trong đó có thể nhận ra đó là 4 lớp ngấn biển : 8-9000 BP  (-2,5m), hiện tại (0 ± 2m), 600 – 1200 BP (2-3m), 4000-6000 BP (4-5m). Tuy nhiên rất khó phát hiện được những điểm ngấn còn lưu giữ được vỏ hầu hà để làm xét nghiệm O18 và C14.

 

 

 

 

 

Hang Thủng – nơi hiếm hoi giữ được những ngấn biển cổ và vỏ hầu hà đi kèm

 

 

 

4-       Nhận xét và đề xuất

 

4.1- Phương pháp rà quét bề mặt đáy vịnh bằng thiết bị eco sound khá đơn giản nhưng hiệu quả, cho phép phát hiện những dị thường nằm trên đáy vịnh, trong đó bao gồm những gò ụ tự nhiên (cát sỏi, đá), nhưng kênh, rãnh, lòng sông, hồ, vực cổ, những chướng ngại nhân tạo (tàu đắm…). Tuy nhiên, để thiết bị đạt hiệu quả cao cần có những con tàu được điều khiển bằng những thiết bị GIS tương ứng. Việc rà quét chỉ mang lại kết quả đáng tin sau khi được các thợ lặn khảo cổ dưới nước chuyên nghiệp kiểm định bằng quan sát trực tiếp, camera và lấy mẫu.

 

4.2- Chúng tôi có cảm nhận rằng hoạt động khai thác nhuyễn thể nước ngọt ở các nguồn sông suối Bái Tử Long trước khi vịnh bị biển dâng ngập diễn ra rất phổ biến và tàn tích thức ăn của người tiền sử để lại sẽ phát hiện được nhiều hơn nữa ở các hang động trong vùng. Tình hình các tụ điểm cảng chợ như Đá Bạc và Chàng Ngọ có thể còn phát hiện được nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện tượng mộ gạch đầu Công nguyên ở vùng Đá Bạc và kiến trúc đá xây ở trên đỉnh Chàng Ngọ cho thấy sẽ có những cảng chợ được quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn những “chợ cóc” khác (ví dụ vụng núi hang Phất Cờ). Tam Trĩ, Vân Đồn thời Lý Trần là những cụm cảng được kiểm soát như vậy.

 

4.3- Rất cần tập trung điều tra tiếp tục để gom thêm những ngấn biển còn lưu giữ được vật liệu vỏ hầu hà giúp định tuổi (C14) và môi trường (O18).

 

4.4- Di sản Biển văn hóa và tự nhiên quan hệ hữu cơ với nhau. Đáng tiếc trong đợt khảo sát này chúng tôi còn thiếu vắng những thành viên Di sản Biển tự nhiên. Điều này sẽ cố gắng khắc phục trong những đợt khảo sát sau.

 

Lời cảm tạ

 

Đoàn khảo sát Bước 1 Di sản Biển Quảng Ninh chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là đồng chí Phó Chủ tịch Đặng Huy Hậu cùng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, cụ thể là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp chúng tôi hoàn thành công việc đúng tiến độ và đạt chất lượng cao. Nhân đây chúng tôi cũng xin chuyển lời cám ơn sâu sắc đến Hội đồng Di sản Quốc gia đã ủng hộ tích cực, hiệu quả, đến Quỹ Phạm Huy Thông và Korea UAE đã hỗ trợ kinh phí, thiết bị và chuyên gia nghiên cứu.  

 

Thay mặt Đoàn Điều tra Khảo sát

 

Trưởng Đoàn

Tiến sĩ Nguyễn Việt

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[2/12/2013] Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu

[7/2/2012] Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Mai An Tiem

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[8/18/2011] Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn

[5/26/2010] Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[1/11/2010] Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.