Friday, November 22, 2024

A complet 10.000 years old hoabinhian human skeleton excavated 2004 in Rock-shelter of Du Sang (Hoa Binh, Vietnam)

 

Hmong girls in ceremonial costums in Sa Pa (Lao Cai, Viet Nam)(Hmong Textile Study)

 

The detail of 4th picture : A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

In completing the face of a Dongsonian woman, whom skeleton was excavated 2004 in Dong Xa (Hung Yen, Vietnam)

 

Rock mountain snail Cyclophorus, which is main food of the Hoabinhian cave dweller (Project : Zooarchaeology)

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ [1/11/2010]

 

Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ


TS Nguyễn Việt

Đã từ rất lâu, đền Chèm gắn với một nhân vật huyền thoại cuối thời Hùng Vương. Tương truyền xưa kia ở làng Chèm có một thanh niên vóc người to lớn tên là Lý Thân. Không biết bằng mối liên hệ nào mà ông tham gia quân đội Tần chống giặc Hung Nô phía bắc. Sự kiện này nếu có thật thì phải xảy ra ở thế kỷ thứ 4 thứ 3 trước Công Nguyên, tức khi nước Tần bắt đầu nổi lên vào cuối thời Chiến Quốc và trở thành đế chế nhà Tần ở nửa sau thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Theo khảo sát gần đây nhất về dòng họ Lý thì có khả năng dòng họ Lý Thân thuộc tộc Tây Âu sau này là nòng cốt của bộ Tây Vu thời Tây Hán. Dòng tộc Lý này di chuyển từ vùng các tiểu quốc người Việt ở Lĩnh Nam (như Điền, Dạ Lang, Ai Lao, Tây Âu…) chạy về phía nam sau khi bị Sở rồi Tần o ép dành đất. Trong khung cảnh đó, câu chuyện Lý Thân tham gia quân Tần đánh Hung Nô chỉ có thể xảy ra khi nhà Tần đã thống nhất thiên hạ. Lý Thân sau khi tham gia quân đội nhà Tần đã chạy xuống phía nam, tới vùng đất Âu Lạc. Đây cũng là thời điểm xảy ra cuộc xát nhập Tây Âu-Lạc Việt với vai trò nổi lên của Thục Phán An Dương Vương. Việc Lý Thân không tham gia quân Tần nữa khiến nhà Tần phải làm tượng hình nhân đóng giả ông để dọa quân Hung Nô chứng tỏ mối bất hòa đã diễn ra gay gắt giữa quân Tần ở Lĩnh Nam với khối tộc Tây Âu (diễn ra trong khoảng từ năm 219 đến năm 208 trước Công nguyên).

Điều đáng chú ý là rõ ràng hành trạng của Lý Thân không ghi công đức gì giống như các vị thần hay thành hoàng khác ở nước ta (như có công đánh giặc giữ nước, khai khẩn lập làng hay dạy nghề…) . Công lao của Lý Thân là với nhà Tần – một biểu trưng đối kháng trong tâm linh người Việt. Vậy sao ông lại được thờ phụng ?.

Có hai dữ kiện có thể kiến giải điều này : 1- Lý Thân có cơ thể khổng lồ phi thường. Chữ Thân mang tên ông có thể ám chỉ điều đó. Người Tần làm tượng khổng lồ của ông là để dọa quân Hung Nô. 2- Tên thờ phụng của Lý Thân là Ông Trọng. Trọng là chữ Hán ghi âm Việt “Đùng” hay “Tùng” trong nghĩa “to đùng to đoàng”. Thờ Ông Trọng tức là thờ Ông Đùng. Đó là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội Mường cổ truyền. Những hòn núi đá to lớn đứng một mình sừng sững thường được người Mường gọi là Ông Đùng và thờ cúng như một thần linh khổng lồ. Ông Đùng – Ông Trọng chính là ông Khổng Lồ, một biểu trưng được thờ cúng trong thần thoại Việt Nam.

Như vậy, có sự kết hợp giữa hiện tượng một nhân vật lịch sử có thân thể to lớn khác thường với tục thờ thần khổng lồ của người Việt cổ. Vì vậy Đền Chèm thờ Lý Ông Trọng còn ghi nhận tàn tích một phong tục thờ cúng rất cổ xưa của người Việt, đó là tục thờ thần khổng lồ - thần đá, thần núi (Sơn Thần). Hiện tượng Lý Ông Trọng có thể là hiện tượng thu nhỏ của việc thờ thần Sơn Tinh ở Núi Tản (Ba Vì) trong tâm linh Việt Cổ..

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[7/8/2014] Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)

[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[2/12/2013] Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu

[7/2/2012] Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Mai An Tiem

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[8/18/2011] Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[5/26/2010] Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.