Friday, November 22, 2024

The dongsonian bronze drum excavated in burial field Dong Xa (Kim Dong, Hung Yen, Vietnam) in detail.

 

Ethnobotanic Study 2005 in a Muong hamlet (Kim Boi, Hoa Binh)

 

A ramie cloth fragment excavated from a Dongsonian dugout log coffin in Chau Can burial field (Ha Tay, Vietnam)

 

Rock mountain snail Cyclophorus, which is main food of the Hoabinhian cave dweller (Project : Zooarchaeology)

 

The most famous hoabinhian cave of Xom Trai (Lac Son, Hoa Binh, Vietnam)

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình) [7/2/2012]

 

Phát hiện thêm dấu mòn lối ra vào hang Xóm Trai ở địa tầng 21.000 năm

Further Recovering the oldest traces of ca. 21 ka. Hoabinhian route at cave Xom Trai
(com. Tan Lap, dist. Lac Son, prov. Hoa Binh)

Đúng vào ngày nhà giáo Quốc tế 20.11.2008, các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiếp tục phát hiện hệ thống dấu mòn đi lại của người nguyên thuỷ ở ngách hang phía bắc (ảnh 1 : Một trong những phiến đá mang vết mòn trong lối đi cổ hình thành từ 21 ngàn năm trước vừa mới được phát hiện ). Các trầm tích văn hoá của cư dân nguyên thuỷ thuộc văn hoá Hoà Bình có tuổi carbon phóng xạ sau khi hiệu chỉnh vòng cây là 21 ngàn năm phủ trực tiếp trên các vết mòn này xác nhận các dấu mòn đi lại này diễn ra từ cùng thời hoặc trước 21 ngàn năm nay.

Hang Xóm Trại là một hang tiêu biểu của văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam và Đông Nam Á (ảnh 2 : Toàn cảnh lòng hang Xóm Trại ). Hang nằm trong phạm vi Mường Vang cổ thuộc địa phận Xóm Trại xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hang được phát hiện năm 1974-75 sau đó đã được thăm dò khai quật 4 lần (1981, 1982, 1986 và 2004. Năm 2005 Bộ văn hoá đã cấp bằng Di tích Khảo cổ học cấp quốc gia. Hiện tại hang đang được Bảo tàng Tỉnh Hoà Bình phối hợp với Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đầu tư bảo quản và tôn tạo.

Trong quá trình nghiên cứu lập dự án bảo vệ và tôn tạo năm 2004, các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6 mét ở phía nam cửa hang. Khi mới phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu dưới mặt tầng văn hoá Hoà Bình 60-70cm, tương đương niên đại 8-9 ngàn năm cách ngày nay, trong tình trạng được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Cách dây gần một tháng, các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã tìm ra dấu đi dài chừng 10m nối đoạn đường trên từ cửa hang xuống phía dưới chân núi. Cũng từ năm 2004, nhóm nghiên cứu liên hợp của Bảo tàng Hoà Bình với Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện ngách đi vào hang sớm nhất của những người Hoà Bình đầu tiên sử dụng hang này. Ngách đi này nằm sâu dưới mặt tầng văn hoá cổ chừng 4 mét, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang (ảnh 3 : Ngách lối đi cổ sớm nhất phát hiện năm 2004 ). Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện tầng văn hoá bị nước nhũ kết cứng, năm 2004 chúng tôi chưa phát hiện ra những dấu mòn đi lại. Đợt nghiên cứu tu bổ tôn tạo năm nay đã cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện hệ thống dấu mòn đi lại cổ vào loại nhất thế giới này.

Hiện tại 6 vết mòn sâu và lớn đã được phát hiện bên dưới tầng văn hoá Hoà Bình đã và đang trong quá trình bị nước nhũ kết cứng ( ảnh 4 : Cán bộ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đang sử lý những vết mòn vừa được phát hiện). Khả năng các vết mòn này có thể còn được phát hiện nhiều hơn. So với hệ thống vết mòn muộn hơn ở vách nam cửa hang thì những dấu vết này có độ mòn sử dụng lâu và rõ rệt hơn nhiều. Chứng tỏ con đường này tồn tại trong nhiều ngàn năm, từ trước 21 ngàn năm cho đến khi những đợt đá rơi đầu thời kỳ địa chất toàn tân diễn ra trong khoảng 10 ngàn năm cách nay.

Phát hiện các lối đi cổ thời tiền sử là một thành tựu nghiên cứu rất có ý nghĩa của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Phát hiện hệ thống dấu mòn lối đi có niên đại trên 21 ngàn năm có thể coi như phát hiện đầu tiên ở Đông Nam Á và thuộc loại những phát hiện hiếm có trên thế giới. Hiện tại, các dấu mòn này đang được dự kiến làm khuôn silicon và bảo quản bằng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Tin và ảnh : Nguyễn Việt

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[7/8/2014] Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)

[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[2/12/2013] Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Mai An Tiem

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[8/18/2011] Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[5/26/2010] Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[1/11/2010] Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.