Thursday, November 21, 2024

A Bat Trang ceramic vase with special design of flutting scholar (Ceramic collection of Pham Huy Thong Museum)

 

A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

H'mong cloth with batik decoration (H'mong textile study)

 

The Dongson man with war axe on his shultern as handle of a bronze dagger of 2300 years old.

 

Experiment in Hoa Binh CESEAP-station to resaerch the flying distand of bronze arrow-head excavated in the Ancient Co Loa Citadel (Hanoi)

 

DrNguyenViet.com > Articles >



Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà [10/26/2008]

 


Có thể phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn của Triệu Đà  (with english abstract)

Nguyễn Việt

Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva - Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á. 

Chiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám.

Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng.

Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình. 

Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.

龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升

Dưới đây tôi trình bày một số cơ sở làm chỗ dựa cho việc dự đoán mối quan hệ giữa chiếc thạp này với Triệu Đà.

-Thứ nhất là sự gần gũi giữa chiếc thạp này với chiếc thạp trong mộ Việt vương Văn đế Triệu Muội ở Quảng Châu. Triệu Muội là cháu ruột Triệu Đà, lên ngôi khi Triệu Đà mất năm 138 tr.Cn. Triệu Muội mất vào năm 122 tr.Cn. Vì lý do nào đó, hai tai quai hình chữ U lộn ngược của thạp Triệu Muội bị cắt cụt một nửa đều nhau[2]. Về kích thước, trang trí và cấu trúc có thể thấy hai thạp này như hai anh em sinh đôi (cao 42cm và 41 cm). Sự giống nhau ở cả những chi tiết cấu trúc các vành hoa văn và nhất là ở nội dung và kiểu thể hiện băng thuyền người ở giữa thân thạp. Khác biệt chỉ là tiểu tiết. Sự giống nhau này cho phép nghĩ rằng chúng được làm ra từ hai khuôn đúc khác nhau nhưng cùng một lúc trong cùng một xưởng bởi cùng một người thợ cả.

-Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng.

-Đơn vị đo lường thạch, thăng, đấu ... trên thạp BMM 2505-29 hoàn toàn giống đơn vị đo lường Nam Việt thể hiện trên minh văn trong mộ La Bạc Loan[3] và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội.

-Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội.

-Triệu Đà và quan lại người Hán ở nước Nam Việt chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt. Bản thân ông lấy vợ người Việt (hiện có đền thờ phu nhân người Việt của Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình). Các con, cháu, chắt của ông cũng đa phần lấy vợ người Việt. Trống đồng, thạp đồng là những báu vật Đông Sơn được chôn theo trong mộ vua quan nước Nam Việt.

Có một vấn đề đặt ra là nơi phát hiện chiếc thạp này. Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập. Chúng ta chưa rõ Triệu Đà khi mất chôn ở đâu. Hiện tại mới biết hai nơi thờ vị hoàng đế Nam Việt đầu tiên này trên đất nước ta : Long Hưng Điện (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) và Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai). Chúng tôi ngờ rằng chiếc thạp BMM 2505-29 có thể khai quật được ở vùng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà thu phục được Âu Lạc, sau một hồi lưu lạc đã đến tay những người sưu tầm cổ vật xứ Thanh rồi từ đó đến tay nhà sưu tâm Việt kiều họ Phạm. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã sau khi thuộc Nam Việt do ở xa đã được Triệu Đà giao cho hai viên quan đại sứ cai quản. Hai viên quan này đã đầu hàng nộp hộ khẩu hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân cho Phục Ba đại tướng quân nhà Tây Hán Lộ Bác Đức vào năm 111 tr.Cn, khi nhà Tây Hán thôn tính Nam Việt (Hậu Hán thư). Vì vậy ít có khả năng mộ Triệu Đà chôn cất ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Phối hợp với những người sưu tầm cổ vật chúng ta có hy vọng lần tìm ra nơi đã phát hiện ra chiếc thạp này, từ đó lần tìm mối liên hệ với chủ nhân của nó mà như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng là của Triệu Đà.

Hình minh hoạ :

1-      Thạp đồng BMM 2505 – 29 và chi tiết trang chí

2-      Thạp đồng B59 trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội (Hồ) và chi tiết trang trí

3-      Những chữ khắc trên thạp đồng BMM 2505-29

English Abstract  

This bronze situlae belongs to the Barbier-Mueller Museum in Geneva (Swissland) and cares registered number BMM 2505-29. It’s seemly the twin sister of one, which was discovered from Nanyue King Zhao Mei in Kwangzhou under registed number B59. As reported, the bronze situlae of Nanyue King B59 is ca 40cm high. The Geneva situlae BMM 2505-29 is one centimeter higher (ca 41 cm). Both have so similar decorative bande on the body part that they muss be made by same metallurgic master.

The dicided evidence to hypothese that the situlae BMM 2505-29 might belong to Zhao Dou is 22 chinese letters carved on the margin of situlae’s rim. These letter are carved directly on the outside of situlae wall after complet casting. They look like as ones carved on many Nanyue bronze objects, which man found in Lobouwan and Nanyue King’s tombes. That mean the letter aren’t in quatrangle but much longer uniform. The carving isn’t professional. Because that occures many dictional erros. However, the formula of letter containe is same as comtemporary carved bronze containing objects. Thank such formula, the bad carved or loss letters could be identified. The translation and explaination of these letter are published by the author in vietnamese journal Khao Co Hoc (Archaeology), vol. 5-2007. They could be read as following : “ 龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升“
The second letter could be read XOANG. It might be change for XUYEN of Long Xuyen, district name, where Zhao Dou reigned in first years after Chin’s conqueration in Nan Hai (214 – 208 BC).

The owner of this sitular muss be very rich man. The sitular stand in the rang “wei” of 52th nummeration ( 第 未 五 十 二 ). The owner might be foreigner of Yue tribes. It is evidenced by carved letters :” the situlae is called as Quo” ( 名 曰 果 ). Every weights and measures of this situlae are similar to Nanyue collected from inscriftions of Lobouwan and Nanyue King funeral objects.

The situlae BMM 2505-29 is collected in non-archaeological context from Vietnam. It’s studied and laboratorialy analysed very details. I believe that it related to Nanyue first King Zhao Dou, who had a clear trend basing on Yue tribes again to Han. He maried Yue ladies, sent his son (Thuy) to marie with Au Lac King’s prinsess (My Chau). The last generations of Nanyue Kings maried also with Yue ladies. The King Zhao Mei and the Nanyue mandarin of Lobouwan brough Dongsonian bronze drums and situlaes with to underworld. The situlae B59 might be the gift, which Zhao Dou sent to his grand-son Zhao Mei.

Acknowledge
Dr. Jean-Paul Barbier, the owner and Dr. Mattet, the director of the Barbier-Mueller Museum in Geneva let me to visit and to study this situlae. They help me to publish my paper about Dongsonian situlae in their  Museum Journal "Art&Culture". Hereby I would thank deeply them.


[1] Nguyễn Việt, 2006, The Dongsonian Situlas, trong Arts and Cultures, Geneva . Nguyễn Việt, 2007, Minh văn trên đồ đồng Đông Sơn, trong Khảo cổ học, 5-2007.

[2] Tây Hán Nam Việt Vương mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1991.

[3] Quảng Tây Quý Huyện La Bạc Loan Tây Hán Mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1984

 

 

OTHERS ARTICLES



[12/16/2019] 越南早期汉文字的铭文(Early Han Inscriptions in Vietnam)

[12/16/2019] MINH VĂN CHỮ HÁN SỚM Ở VIỆT NAM

[8/13/2011] Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng

[8/13/2011] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn

[8/13/2011] Yên Bái - Vùng đất của những thạp đồng Đông Sơn lớn nhất và đẹp nhất

[8/29/2010] Ly's name of Giao Chỉ during Han Age

[1/11/2010] Khảo sát dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn

[1/10/2010] Những người dân xa xứ đã từng hiến đất mở rộng kinh thành Thăng Long ở TK 15

[10/20/2008] Âu Lạc và Giao Chỉ - một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

[10/3/2008] Triệu Đà

[10/1/2008] Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng

[10/1/2008] Đai hội Khảo cổ học Thế giới (WAC-06)

[8/7/2008] ArchaeoEthnobotany records of Canarium in Vietnam and in SEA

[8/7/2008] Hoabinhian Macro Botany

[8/6/2008] Archaeology of Death in Vietnam

[8/6/2008] Homeland of the HoaBinhian in Vietnam

[8/6/2008] Hoabinhian Food Strategy in Vietnam

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.