Thursday, December 12, 2024

Experiment in Van Phuc (Ha Dong) silk workshop to reproduct the Dongsonian ramie and hemp cloth fabrics (Project : Ancient Textile in Vietnam)

 

Hmong girls in ceremonial costums in Sa Pa (Lao Cai, Viet Nam)(Hmong Textile Study)

 

The detail of 4th picture : A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

Transpoting a dongsonian dugout log boat coffin to the Museum - case of cooperation with australien collegues from ANUniversity and ANMuseum 2004

 

During excavation 2004 in Du Sang rock-shelter ( Kim Boi, Hoa Binh)

 

DrNguyenViet.com > Articles >



Yên Bái - Vùng đất của những thạp đồng Đông Sơn lớn nhất và đẹp nhất [8/13/2011]

 

Yên Bái – Quê hương của những thạp đồng Đông Sơn
lớn nhất và đẹp nhất

Nguyễn Việt


 

Thạp đồng là hiện vật tiêu biểu vào loại nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong nghệ thuật đồ đồng Đông Sơn, tuy thạp đồng đứng ở vị trí liền sau trống đồng, nhưng diện phân bố của nó giới hạn chỉ trong cộng đồng cư dân Đông Sơn cổ điển, tức vùng miền bắc Việt Nam, chứ không lan tỏa rộng ra toàn vùng Đông Nam Á như trống đồng. Thạp đồng Đông Sơn được cho là đồ vật chuyên dùng để chứa rượu trong các tiệc lễ, thuộc đồ đựng lễ nghi và là tài sản của dòng tộc. Những thành viên đại diện cho dòng tộc khi chết thường được chôn theo các thạp đồng như một đồ tùy táng có giá trị. Một số trường hợp, thi hài của họ được đặt gọn bên trong những thạp lớn kèm theo các đồ tùy táng khác. Giá trị của thạp đồng thể kiện ở kích thước và nội dung, mức độ đầu tư trang trí trên thân và nắp thạp. Trong những ngôi mộ quý tộc. thậm chí của cả hoàng đế Nam Việt đương thời, thạp đồng Đông Sơn luôn được chôn cất ở những vị trí quan trọng bên cạnh những đồ lễ nghi cao quý nhất . Theo thống kê, các nhà khảo cổ học nhận thấy vùng trung lưu sông Hồng, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì hiện đang là nơi phát tích những chiếc thạp đồng Đông Sơn lớn và đẹp nhất, trong đó tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm điểm của vùng phân bố thạp đó.


Thạp đồng Đào Thịnh – chiếc thạp Đông Sơn lớn nhất

Đầu những năm 1960, giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước ta xôn xao về sự kiện phát hiện chiếc thạp đồng “khổng lồ” ở Đào Thịnh (Yên Bái). Vụ lở sông năm đó đã khiến chiếc thạp gỉ xanh to như một cái chum lăn xệ xuống mép nước. Vết in của chiếc thạp và một số đồ đồng khác, như trống, chậu còn lại trên bờ cao, bên dưới mặt đất chừng trên dưới 1 mét. Đó là dấu tích một khu mộ quý tộc Đông Sơn giàu có. Bên trong chiếc thạp mới bị lở ra đó còn vết xương người và một số đồ đồng thau tùy táng khác nữa.

Từ thành phố Yên Bái, đi theo con đường tỉnh lộ dọc theo sông Hồng lên phía bắc chừng 20km sẽ đến Đào Thịnh. Khu mộ nằm trên một vùng đồng đất cao sát bờ sông phía tả ngạn, đã bị lở gần hết, nay chỉ còn lại một doi chạy dài chừng 50 mét, rộng 20-30m. Cho đến tận gần đây, sau mỗi mùa nước lớn, bờ sông lở tiếp tục làm lộ ra nhiều đồ đồng tùy táng khác của khu mộ Đông Sơn này. Tuy nhà nước đã xếp hạng di tích Đào Thịnh, nhưng tiếp tục cái đà lở sông như vậy chẳng bao lâu di tích này sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.

Thạp Đào Thịnh khá quen thuộc với mọi người chẳng những do kích thước khổng lồ có thể chứa được 200 lít rượu mà còn bởi hình ảnh bốn cặp tượng đồng thể hiện nam nữ đang trong tư thế giao tình được phô diễn trên rìa nắp thạp. Kiểu làm bốn khối tượng trên rìa nắp thạp khá phổ biến ở vùng văn hóa Đông Sơn trung lưu sông Hồng này. Thạp Hợp Minh có bốn chú bồ nông, thạp Vạn Thắng có bốn con hổ trong tư thế vồ ngoạm con mồi. Trên thân thạp Đào Thịnh có một vài khu vực bị hàn do gãy vỡ. Đã có nhà nghiên cứu gợi ý, đó có thể là vết của những khối tượng bong ra, như cách người Điền ở thượng lưu sông Hồng gắn tượng hổ. Hoa văn trên thân thạp Đào Thịnh đáng chú ý nhất là tám chiếc thuyền, thể hiện thành 4 cặp thuyền dính với nhau bởi hình hai con cá sấu đấu chân đối nhau. Trên thuyền phía trước là tốp người ở trần không trang điểm làm nhiệm vụ chèo thuyền, trong khi những chiến binh ở thuyền sau đầu đội mũ lông chim, đóng khố tua dài, một tay cầm rìu hoặc giáo, tay kia cầm khiên tư thế oai phong, dũng mãnh. Xung quanh thuyền, phía trên là chim bay rợp trời, phía dưới là cá và các loại chim, thú ăn bắt cá. Đó là diễn cảnh của một lễ hội khải hoàn. Cảnh tượng khải hoàn được nghệ nhân thể hiện thật là hoành tráng.

Thạp Đào Thịnh hiện được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội.

Thạp Hợp Minh – chiếc thạp Đông Sơn đẹp nhất

Nơi phát hiện thạp Hợp Minh là quả đồi nằm sát ngay bên kia đầu cầu Yên Bái đi Văn Chấn, tức phía hữu ngạn sông Hồng. Trong khi tập quân sự, một rãnh giao thông hào đã bất chợt phát lộ một chiếc thạp đồng có nắp bị gỉ xanh, kích thước khá lớn, cao 42cm. Thạp đặt đứng ở dưới độ sâu chừng 80cm so với mặt đất hiện tại. Bên trong thạp còn nguyên trạng bộ xương của một em bé chừng 5-6 tuổi. Đồ tùy táng kèm theo còn một dao găm đồng, một đĩa đồng và một khuyên tai đá bản dẹt có bốn mấu.

Đây là chiếc thạp Đông Sơn được trang trí đẹp nhất : Phần nắp được tạo khum thành một gò nổi cao với mặt trờ nhiều cánh nằm ở chính giữa. Vành chim mỏ dài nằm ở phía rìa ngoài, nơi có bốn cụm tượng hình bồ nông quay đầu ra ngoài. Phần thân thạp thể hiện bốn băng nội dung chính. Phía trên cùng là băng hình chim bồ nông đứng nối đuôi nhau. Phía dưới cùng là đàn hươu một đực một cái nối đuôi nhau. Ở giữa là hai băng thể hiện hoạt động của con người.

Băng trên gồm hai nửa giống nhau, là lễ hội mùa lúa hay còn gọi là lễ hội tôn vinh, thờ cúng thánh thần, thủ lĩnh hay chủ nhân với nội dung gồm một nhà sàn mái cong bên trên có chim công, bên dưới có người ngồi được dâng rượu và nghe đàn nhạc. Phía trước nhà là dãy vũ công đội mũ lông chim đóng khố tua dài tay cầm vũ khí nhảy theo nhịp điệu của dàn trống ở phía sau nhà. Sau đó là một nhà kho, bên cạnh có ba người giã và sàng gạo với những chú gà bay nhảy bên cạnh.

Băng dưới là bốn chiếc thuyền chiến trong một lễ hội khải hoàn. Chiến binh trên thuyền trang điểm lộng lẫy tay cầm vũ khí nhảy múa. Ở một số tiêu bản thạp khác có thể nhận ra họ cầm cả đầu lâu kẻ thù. Ở giữa thuyền, trong tiếng trống rộn ràng, tù nhân bị hành hình và treo đầu ở các mũi thuyền. Bên trên thuyền có chim bay và bên dưới thuyền là cá, rùa và các loại chim thú ưa nước, ăn cá.

Xưa nay nội dung lễ hội mùa lúa mới chỉ thấy trên một số trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Guimet, Wien…đây là lần đầu tiên chúng ta thấy nội dung này được thể hiện trên thạp đồng với trình độ nghệ thuật như an hem sinh đôi với nghệ thuật trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Thạp đồng của sưu tập Nguyễn Đình Sử

Nhân lễ hội 1000 năm Thăng Long, nhà sưu tầm Nguyễn Đình Sử đã trưng bày một phần sưu tập của mình tại tòa nhà mới của Bảo tàng Hà Nội. Trong đó có một chiếc thạp đồng Đông Sơn rất đáng chú ý. Chiếc thạp này thuộc loại kích thước lớn với chiều cao trong khoảng trên dưới 40cm. Điều đáng chú ý nhất là phong cách trang trí rất dày đặc, rậm kín hình lông chim trang điểm của chiến binh ở trên thuyền cũng như hình chim, cá, thú xung quanh. Độ bóng patin bề mặt bên ngoài thạp càng tôn vinh sự lộng lấy đáng kinh ngạc của hoa văn trang trí thân thạp.

Về nội dung trang trí thì thạp này không thể so sánh với thạp Hợp Minh được, nhưng nó thể hiện một phong cách trang trí khác mà chúng tôi thường gọi là phong cách của những cư dân Đông Sơn thuộc bộ Tây Âu (hay còn gọi là Tây Vu). Phong cách này hơi khác một chút so với phong cách trang trí trên thạp Hợp Minh, thạp Triệu Đà, Triệu Muội… ở chỗ tính đồ họa, hình học không cao và chuẩn xác bằng. Bù lại là những đường khắc tự do, phóng tác nhưng vẫn trong khuôn khổ giới hạn của nội dung nghệ thuật Đông Sơn. Lối trang trí như vậy tôi đã gặp ở chiếc thạp BMM 25-2905 của bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ). Gần đây thấy trên thạp đào trong mộ thân ây khoét rỗng thuộc sưu tập Trần Việt Dũng. Chiếc thạp mà chúng tôi giới thiệu dưới đây mà Bảo tàng Yên Bái mới phát hiện cũng thuộc loại đó.

Theo thông tin mà tôi biết được, thì chiếc thạp đẹp trong sưu tập Nguyễn Đình Sử kể trên cũng có nguồn gốc Yên Bái.

Thạp đồng Tân Hợp

Bảo tàng tỉnh Yên Bái vừa phát hiện một chiếc thạp nữa rất đẹp ở xã Tân Hợp huyện Văn Yên. Nơi phát hiện thạp này cũng khá giống Đào Thịnh. Đó là một khu mộ Đông Sơn nằm trên một doi đất ven sông hiện đang trong tình trạng bị lở. Doi đất này nằm ở phía trên Đền Ghênh chừng 500 mét và chênh chếch đối diện với đền Cuông (xã Đông Quang) bên kia sông. Nhiều đồ đồng Đông Sơn đã được phát hiện ở đây. So sánh về patin có thể nghĩ rằng chiếc thạp của sưu tập Nguyễn Đình Sử cũng có thể từ khu mộ táng này.

Thạp đồng Tân Hợp thuộc loại trung bình, có gờ nắp, chiều cao chừng 35cm. Thân thạp bị thủng lỗ chỗ ở một số nơi, nhưng hoa văn còn khá rõ nét và nguyên vẹn. Ngoài hai cụm băng trang trí hình kỷ hà ở gần rìa miệng và chân để, giữa thân thạp là hai băng hoa văn chính. Băng trên là bốn thuyền và băng dưới là một dãy gồm các con hươu nai, trong đó đặc biệt là con thú đầu giống hươu nai, đuôi chẽ đôi như cái nơ và trên lưng có hai cánh nhọn như hai cánh sen.

Trên thuyền, thường thể hiện ba chiến binh : người đứng giữa cầm nghi trượng và một vật như đầu lâu kẻ thù, người đứng sau cầm chèo lái và người đứng phía trước mũi thuyền cầm rìu và khiên. Ngoài ra thuyền còn chở những đồ đồng chiến lợi phẩm khá lớn, như bình, vò…Đặc biệt ở khoảng cách giữa người chèo thuyền và người ở giữa có một vật đứng trông như dạng cây, có những con chim lớn bay đến như để ăn hạt quả từ cây đó. Trên chiếc thạp tương tự trong sưu tập của Trần Việt Dũng còn thấy ở vị trí đó hình của một con chó (hay hổ). Khoảng cách trống ở giữa các thuyền là những con công đứng.

Bài viết này mới chỉ tập trung vào thạp đồng phát hiện ở Yên Bái, vùng đất rõ ràng đã ủ chứa những di vật vô giá của văn hóa Đông Sơn. Hiện tượng này báo hiệu sự tồn tại của một hệ thống thủ lĩnh Tây Âu – Lạc Việt giàu có trong vùng gắn liền với việc họ nắm giữ nguồn quặng kim loại quan trọng của văn hóa Đông Sơn (đồng, chì, thiếc) cũng như trấn giữ đường giao thông huyết mạch giữa Điền Trì và Việt Trì. Việc phát hiện những chiếc thạp đẹp tương tự ở một số trung tâm Đông Sơn thuộc đồng bằng thấp sông Hồng và miền tây Thanh Hóa, Nghệ An hé mở mối quan hệ lịch sử giữa các thủ lĩnh Đông Sơn ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ với những thủ lĩnh Âu Lạc sau này, khi nước Âu Lạc hình thành với kinh đô Cổ Loa và cuộc rút chạy của An Dương Vương vào vùng Thanh

 

 

OTHERS ARTICLES



[12/16/2019] 越南早期汉文字的铭文(Early Han Inscriptions in Vietnam)

[12/16/2019] MINH VĂN CHỮ HÁN SỚM Ở VIỆT NAM

[8/13/2011] Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng

[8/13/2011] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn

[8/29/2010] Ly's name of Giao Chỉ during Han Age

[1/11/2010] Khảo sát dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn

[1/10/2010] Những người dân xa xứ đã từng hiến đất mở rộng kinh thành Thăng Long ở TK 15

[10/26/2008] Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà

[10/20/2008] Âu Lạc và Giao Chỉ - một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

[10/3/2008] Triệu Đà

[10/1/2008] Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng

[10/1/2008] Đai hội Khảo cổ học Thế giới (WAC-06)

[8/7/2008] ArchaeoEthnobotany records of Canarium in Vietnam and in SEA

[8/7/2008] Hoabinhian Macro Botany

[8/6/2008] Archaeology of Death in Vietnam

[8/6/2008] Homeland of the HoaBinhian in Vietnam

[8/6/2008] Hoabinhian Food Strategy in Vietnam

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.